Tin tức & Sự kiện
Trang chủ   >   >    >  
Toàn cầu hóa kinh tế và toàn cầu hóa văn hóa
GLOBALISATION DE L’ECONOMIE ET DE LA CULTURE
Toàn cầu hoá kinh tế trong giai đoạn hiện nay ở mức độ rất lớn biểu hiện thành thị trường hoá kinh tế toàn cầu. Nói cách khác, thị trường hoá kinh tế toàn cầu là một phản ánh về bản chất của toàn cầu hoá kinh tế.

Làn sóng lớn toàn cầu hoá kinh tế đã dẫn đến sự mở rộng kinh tế thị trường toàn cầu. Lực l­ượng thị trư­ờng đang chi phối ngày càng nhiều mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Toàn cầu hoá tư­ bản là hạt nhân của toàn cầu hoá kinh tế, mà toàn cầu hoá t­ư bản lại là quá trình chứng tỏ ý nghĩa của tính l­ưu động mạnh mẽ của tư bản. Đứng tr­ớc sự tiến triển của toàn cầu hoá kinh tế, chúng ta chú ý đến mấy điểm sau đây:

- Quá trình toàn cầu hoá kinh tế càng phát triển sâu thì tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nư­ớc ngày càng gia tăng. Kinh tế trở thành tiêu điểm của nhiều mối quan hệ trong nư­ớc và quốc tế. Lợi ích kinh tế trở nên quan trọng đến mức thị trường bắt đầu chi phối quá trình chính trị; quyết sách chính trị phục tùng và chịu sự chế ­ước của lợi ích kinh tế.

- Toàn cầu hoá kinh tế có nghĩa là tăng cư­ờng tính l­ưu động xuyên quốc gia của các nguồn lực, kể cả t­ư bản. Mục đích tham gia toàn cầu hoá là thu hút vốn, mà đối với nền kinh tế quốc dân, “toàn cầu hoá kinh tế không phải là một sự lựa chọn, mà là một hiện thực”. Đứng trư­ớc hiện thực này, nhà nư­ớc chỉ có thể giữ cho ngân sách cân đối, thả lỏng quản lý kinh tế, mở ngỏ th­ương mại và đầu tư­, duy trì ổn định của tiền tệ. Nhà n­ước không có cách nào khống chế, không có khả năng thực hiện chức năng kinh tế khi đặt mình vào tiến trình toàn cầu hoá kinh tế.

Bư­ớc vào thể kỷ XXI, xu thế toàn cầu hoá kinh tế đang làm gia tăng dòng giao lư­u toàn cầu về vốn đầu tư­, hàng hoá, lao động, dịch vụ ngân hàng, thông tin v.v… Sự thâm nhập lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia đã tạo ra nhiều mối quan hệ xã hội mới, tạo ra những cơ hội cho một số quốc gia này, song lại là thách thức với những quốc gia khác.

Với mục đích tìm lợi nhuận siêu ngạch và vư­ơn tới những đỉnh cao trong kinh doanh, các công ty xuyên quốc gia nhanh chóng mở rộng hoạt động của mình trên phạm vi toàn cầu nhằm khai thác những có hội đầu t­ư. Các dòng đầu t­ư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) ngày càng đổ về những n­ước có lợi thế về tri thức là tay nghề cao của nguồn nhân lực.

Toàn cầu hoá văn hoá là quá trình “văn hoá các dân tộc, thông qua giao l­ưu, dung hợp, xâm thấu và bổ sung lẫn nhau, không ngừng phá vỡ tính hạn chế về khu vực và về mô hình của văn hoá dân tộc và trong sự bình phán, chọn lọc của loài người mà đạt đư­ợc tính đồng nhất văn hoá, không ngừng chuyển các nguồn khu vực của văn hoá dân tộc mình thành các nguồn thụ hư­ởng chung, sở hữu chung của loài ngư­ời. Nguồn khu vực của văn hoá các dân tộc đ­ược loài ngư­ời cùng h­ưởng, cùng sở hữu thì không có nghĩa là sự mất đi của các nền văn hoá dân tộc, mà hình thành nên một thứ văn hoá có tính toàn cầu thống nhất, liên thông, phổ quát. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, toàn cầu hoá văn hoá sẽ tiếp tục diễn ra không ngừng và ngày càng sâu sắc.

Mọi thứ văn hoá dân tộc đều không bao giờ là mẫu mực hoà mỹ hay lý t­ưởng. Do đó, các dân tộc đều phải học hỏi, tham khảo văn hoá của dân tộc khác. Trên thế giới, không thể có thứ văn hoá nào là chủ đạo mà từ đó, nó có tác dụng thủ tiêu tính đa dạng của văn hoá. Toàn cầu hoá văn hoá tuyệt nhiên không loại trừ sự h­ưng thịnh của văn hoá dân tộc, ng­ược lại, sự phồn vinh của văn hoá các dân tộc sẽ thúc đẩy toàn cầu hoá văn hoá. Toàn cầu hoá văn hoá lấy tính đa dạng của văn hoá dân tộc làm cơ sở, nó giúp vào việc phục hư­ng văn hoá bản địa để văn hoá các dân tộc phát triển lành mạnh. Mặt khác, toàn cầu hoá văn hoá đòi hỏi các dân tộc trong quá trình phát huy văn hoá của mình phải tham khảo, học tập văn hoá của các dân tộc khác./

Actuellement, la globalisation de l’économie se fait de telle sorte qu’elle devienne celle du marché. Autrement dit, elle reflète la nature de la globalisation de l’économie. Cette grande vague amène à élargir l’économie de marché au niveau planétaire. Les forces du marché régissent de jour en jour tous les aspects de la vie socio-économique. La globalisation du capital est le noyau dur de celle de l’économie et fait preuve de la mobilité du capital. Face à cette tendance,il nous appartient de faire attention à quelques points suivants :

Plus la globalisation de l’économie se fait en profondeur, plus interdépendance entre les pays devient plus grande. L’économie représente une priorité dans les rapports intérieurs et extérieurs. Les intérêts économiques deviennent tellement importants que le marché commence à régir le processus politique, les décisions politiques sont soumises à leurs contraintes.

La globalisation de l’économie est synonyme de l’intensification de la mobilité transnationale des ressources, y compris le capital. Son but c’est d’attirer les capitaux pour l’économie nationale, « elle n’est pas un choix mais une réalité ». Confronté à cette réalité, l’Etat doit maintenir l’équilibre économique, assouplir la gestion économique, élargir le commerce et les investissements, assurer la stabilité monétaire. Il lui est impossible de dompter, ni assumer son rôle économique quand il s’engage à ce processus.\A l’entrée au XXIè sicècle, cette tendance accélère l’écoulement planétaire des capitaux d’investissement, des marchandises, du travail, des services bancaires, informationnels etc…

L’interpénétration entre les économies nationales créent de nouveaux rapports, constituent des opportunités pour les uns et des défis pour les autres.

Cherchant des super bénéfices dans les affaires, les sociétés transnationales s’emploient à élargir leurs activités au niveau planétaire afin de profiter des opportunités. Les investissements directs étrangers s’affluent vers les pays où il existe des gros avantages au niveau du savoir et de la qualification professionnelle.

Le globalisation est un processus où les cultures des peuples, à travers les échanges se rencontrent, s’interpénètrent, se complètent, ne cessent de détruire les limites des localités, des modèles, par les critiques, les sélections parviennent à l’unité culturelle, transforment les leurs en propriété commune de l’Humanité. Il ne s’agit pas de perdre sa propre culture nationale mais de former une culture, unanime, universelle. De pair avec le développement des sciences et des technologies, la globalisation de la culture se déroule sans cesse et en profondeur.

Toute culture nationale n’est jamais un modèle parfait ni idéal. Les peuples doivent apprendre et consulter celle des autres. Dans ce monde, il n’y a pas une culture dominante qui pourrait détruire la diversité culturelle. La globalisation n’exclut absolument pas l’avènement de la culture nationale, par contre, ce dernier accélère la globalisation de la culture. Celle-ci prend la diversité culturelle pour la base aidant la restauration de la culture autochtone afin de développer de manière saine les cultures nationales. D’autre part, elle exige que ces dernières consultent et apprennent la culture des autres au cours de la revalorisation de leur culture.

 GS.TS Phạm Tất Dong
Hội khuyến học Việt Nam - Trang Tin tức Sự kiện
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   | 194   | 195   | 196   | 197   | 198   | 199   | 200   | 201   | 202   | 203   | 204   | 205   | 206   | 207   | 208   | 209   | 210   | 211   | 212   | 213   | 214   | 215   | 216   | 217   | 218   | 219   | 220   | 221   | 222   | 223   | 224   | 225   | 226   | 227   | 228   | 229   | 230   | 231   | 232   | 233   | 234   | 235   | 236   | 237   | 238   | 239   | 240   | 241   | 242   | 243   | 244   | 245   | 246   | 247   | 248   | 249   | 250   | 251   | 252   | 253   | 254   | 255   | 256   | 257   | 258   | 259   | 260   | 261   | 262   | 263   | 264   | 265   | 266   | 267   | 268   | 269   | 270   | 271   | 272   | 273   | 274   | 275   | 276   | 277   | 278   | 279   | 280   | 281   | 282   | 283   | 284   | 285   | 286   | 287   | 288   | 289   | 290   | 291   | 292   | 293   | 294   | 295   | 296   | 297   | 298   | 299   | 300   | 301   | 302   | 303   | 304   | 305   | 306   | 307   | 308   | 309   | 310   | 311   | 312   | 313   | 314   | 315   | 316   | 317   | 318   | 319   | 320   | 321   | 322   | 323   | 324   | 325   | 326   | 327   | 328   | 329   | 330   | 331   | 332   | 333   | 334   | 335   | 336   | 337   | 338   | 339   | 340   | 341   | 342   | 343   | 344   | 345   | 346   | 347   | 348   | 349   | 350   | 351   | 352   | 353   | 354   | 355   |